Sự thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam

Ông Tony Toe trực tiếp giảng dạy khóa Digital Marketing

Ngành CNTT luôn được đánh giá là một trong những ngành “khát” nhân lực nhất Việt Nam khi các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng. Theo nền tảng tuyển dụng chuyên CNTT TopDev, trong năm 2019, Việt nam thiếu đến hơn 90,000 nhân sự CNTT. Năm 2020, con số này đã tăng đến hơn 400,000 nhân lực và ước tính tới 500.000 vào năm 2021. Nền tảng này chỉ ra rằng mặc dù mức lương và phúc lợi cho ngành này liên tục tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều thách thức trong việc tìm kiếm và đào tạo nhân tài.


 #Digital Marketing

Nhu cầu nhân sự ngành IT cũng tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện trong Quý I/2020 . Báo cáo về “Thực trạng nhân lực IT và Kế hoạch tuyển dụng đáp ứng công nghệ mới” của Navigos Search công bố mới đây cũng khẳng định giai đoạn này hầu hết các công ty công nghệ đều có nhu cầu tăng quy mô nhân sự. Trong đó, 3 ngành đang thiếu hụt nhân sự là: phát triển website toàn diện (full-stack) chiếm 49% nhu cầu tuyển dụng mảng công nghệ, Java & Javascript chiếm 27% và kiến trúc hạ tầng (Architect design) chiếm 22%.

#sự thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT
Biểu đồ về sự thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT năm 2019

Thiếu hụt nhân sự luôn là một bài toán nan giải cho thị trường công nghệ thông tin dù xu hướng lương thưởng và phúc lợi đang tăng mạnh cho ngành này.Cụ thể, ở Việt Nam  năm 2019 số lượng nhân lực công nghệ thông tin cần có là 350.000, tuy nhiên mức thiếu là khoảng 90.000 nhân sự. Hai năm tới, trong khi số nhân lực cần có ước tính khoảng 400.000 người năm 2020 và 500.000 người năm 2021, tương ứng với mức thiếu hụt số lượng nhân sự công nghệ thông tin là 100.000 nhân sự (năm 2020) và 190.000 (năm 2021).

#tham khảo

“Cả nước hiện có 235 trường đại học, trong đó có 153 trường đào tạo công nghệ thông tin, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên công nghệ thông tin ra trường, trong đó chỉ có 30% làm việc được ngay, 70% phải đào tạo bổ sung”, đồng thời nhấn mạnh rằng, bài toán đào tạo nhân sự công nghệ thông tin chất lượng đang dần trở thành trọng tâm của cả ngành giáo dục và các doanh nghiệp công nghệ thông tin để đáp ứng công việc.

Ngành nghề CNTT không chỉ cần trong nước mà còn cần thiết khắp nơi trên thế giới. Với quá trình toàn cầu hóa, người học ngành có thể làm việc bất cứ nơi nào trên thế giới khi đã có nền tảng kiến thức vững chắc. Bởi lẽ, với ngành CNTT định hướng Trí tuệ nhân tạo, các kiến thức được học không chỉ là những kiến thức ứng dụng cục bộ ở địa phương mà là những kiến thức tiêu chuẩn từ nước ngoài, vì thế mà kĩ năng và kiến thức được công nhận ở bất cứ đâu trên thế giới.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*